Pangong Tso Lake: Thiên đường trần gian

Author

Date

Category

Bạn tin có thiên đường nơi nhân gian không?

Nếu chưa hãy đến Pangong đi, và chắc rằng bạn cũng sẽ trông thấy thiên đường. Như cách tôi hít thở và thưởng tức thanh âm trong trẻo nơi đây thẩm thấu dần dần vào các giác quan. Nhưng Pangong không chỉ có thế….

Để đến hồ Pangong ( nghĩa là hồ của thảo nguyên cao), xe sẽ chở tôi đi về phía Nam theo đường cao tốc Leh-Manali, xong sẽ rẽ trái ở gần tu viện Hemis, đi thẳng về biên giới Ấn Độ Trung Quốc.

Đoạn đường không hề gần, 147 km, khoảng 5-6 tiếng chỉ để di chuyển, băng qua những con đèo dốc hết sức kịch tính, trong đó có Chang La Pass ( nghĩa là con đèo của phía Nam), con đèo tự nhận đèo xe chạy được cao thứ hai thế giới thuộc dãy Hymalaya cao hơn 5.360m

 

ffaed43830d0de8e87c1

Đây là cổng kiểm tra giấy permit trước khi vào khu quân sự.Con đường dài hơn 200km nhưng phải mất hơn 5-6 tiếng đi xe liên tục, qua 2 TCP (Traffic Check Point) để kiểm tra permit và hộ chiếu. Sự hiện diện của quân đội Ấn càng gần hồ Pangong càng rõ vì khu vực này vẫn là điểm nóng giao tranh với Trung Quốc đến tận gần đây

c0ab08fbe613084d5102

Trang phục của các anh phượt thủ xứ “Phật” nhìn có vẻ thời tiết của Pangong như tiết trời cuối năm ở Sài Gòn, nhưng không hề nhé. Đủ để tôi cảm thấy sợ hãi mình sẽ đông cứng nếu bước ra khỏi ô tô ấy.

b82e8b4865a08bfed2b1Trời trong xanh, thời tiết đẹp nhưng không quên thử thách sự kiên trì của lữ khách bằng lớp tuyết dày nên chúng tôi khá lâu mới đến thiên đường.

abe097d178399667cf28

Đường đi nhiều khúc cua rất gắt

bea68b6864808aded391

Trông xinh xắn như cái bánh gato tẩm dừa vậy thôi chứ cái đường chỉ be bé uốn lượn ấy mất cả  5-6 tiếng nhấp nhô ngồi trong ô tô mới đến đỉnh.

ca5a5119bff151af08e0

Xe quân sự xếp 1 hàng dài ở phía trên vì có tuyết lở chắn ngang đường, người dân và lính quân sự phải xúc đất kèm tuyết trong khoảng 30p mới có thể tiếp tục di chuyển

Đúng là cơ hội ngàn vàng mới có 1 lần trong đời , vì đèo rất dốc nhiều cua gắt nên không được dừng lâu . Nói thêm một chút vì sao ở đây xe quân sự lại xuất hiện nhiều vậy, chả là “Thiên đường Pangong” đẹp đẽ thế nhưng 2 anh Ấn Độ và Trung Quốc lại cứ thích kéo quân và choảng nhau choanh choách ở vùng này. Lý do là vì, anh “Tung Của” lâu lâu lại muốn xâm nhập nhưng đều bị đẩy lui. Ban đầu là chọi nhau bể đầu bằng đá, sau đó là kéo xe quân sự đến khè nhau. Thì cũng như câu chuyện Việt Nam – Trung Quoc, không chiến tranh nhưng vẫn là đòn cân não quen thuộc. Từ đó đến nay, hàng trăm binh sĩ 2 nước đối mặt nhau và chưa có bên nào tỏ dấu hiệu sẽ rút lui.1ca6b90956e1b8bfe1f0

Bạn ngồi trong se co ro cúm rúm vì lạnh, tôi đành nhờ anh tài xế chụp nhanh cho tấm hình, nhưng vẫn không quên nhờ anh quay slow motion vì những khoảnh khắc này chắc không có lần thứ 2 trong đời3e6f99e97601985fc110

Ở độ cao 5360m này tự khen giỏi vì không bị chóng mặt, lảo đảo và hoa mắt như mấy bạn xe khác.

aa5f6aaa85426b1c3253

Ở đây chưa phải đỉnh đèo nhưng trong không gian lạnh giá, heo hút, mây bay ngang trời, đồi núi phập phùng tuyết phủ thế này cảm giác như được chinh phục chân trời mới, đủ mọi giác quan được khơi dậyfea4c0ef2e07c0599916

Nhiều xe vẫn xếp hàng dài và đường đi không có trải nhựa nhéT.T3a02ef910079ee27b768

Những tưởng tay lái lụa là mỹ danh chỉ dành cho các anh “tài” Việt Nam, nhưng Ấn Độ thì chắc cũng nên dành mỹ từ này để khen ngợi. Đá đất xen kẽ tuyết mà tài xế thì cứ như đi tên lửa ấy, nhanh không tưởng tượng được luôn. Đường hẹp rồi mà gặp xe đi ngược chiều lên mấy anh chỉ cần nhìn nhau rồi xe kia phóng lên trong tíc tắc luôn í. Ahihi,  sợ quá , tay chân cứ bấn cả lên, tới những khúc cua gắt mà bác tài phóng như bay, cứ nghĩ lao đầu xuống vực thì làm sao nhỉ, còn cả thanh xuân, gia đình thế là chỉ biết nhắm mắt để đến nơi thật nhanh.

f070ce95217dcf23966c

803d3a84d56c3b32627d

Mấy anh tài xế quen với thời tiết âm độ, nên ra ngoài hít thở gió trời còn du khách chỉ biết đóng chặt cửa rồi ngồi trên xe thôi (như mình ham hố ra ngoài nghịch tuyết cả 20p vào xe thì thấy tay rộp đỏ, tê, rát T.T)

94ca5977b69f58c1018ea5d483956d7d8323da6c

Đỉnh đèo Chang La, lạnh ná thở và 1 số chỗ đóng băng. Ý mình là vùng này chứ không phải anh tài xế trong ảnh =)). Và nếu có dịp đến, đừng quên ghé chân và thưởng thức cảm giác đi vê sinh kiểu “Ladakh” ở 3 căn nhà vệ sinh cạnh 1 quán cafe. Vui lắm, WC chỉ khoét 1 lỗ tròn và mọi thứ sẽ trôi xuống dưới :)).42c5822166c98897d1d8

Dọc đường đi không sợ chán đâu, có hàng nghìn những lời động viên, thủ thỉ, tâm tình, cảnh tỉnh, đe doạ, thậm chí đơn giản là caption so deep với nhiều ý nghĩa khác nhau trên bảng chỉ dẫn đến thiên đường. 31863886055_bcbd5a3f9f_b

 

Trời không phụ lòng người, mình không biết dùng từ nào để diễn tả.

d2e40b80e66808365179

Hệ sinh thái ở đây đa dạng, phù hợp để chăn thả , sông vẫn còn nước không đóng băng9bc329a4f24c1c12455d9315263bc2d32c8d75c2

Đẹp như 1 giấc mơ phải dừng lại liền để chụp thôi

4268b9855d6db333ea7c10c86c5488bc66e23fad38119bbd7f55910bc844

Bầy cừu ở đằng xa xa52c0e43b00d3ee8db7c2

cứ vượt đèo theo xoắn ốc như vầy nè mấy bạn=))6886867162998cc7d588

Ấn độ style

ac0f0841d3a93df764b8

Tấm hình này khiến tôi khá ấn tượng vì màu núi màu đồng cỏ đẹp như 1 bức tranh mà tôi từng thấy trên mạng

Sau nhiều tiếng chờ đợi dập vùi trong tuyết và những cánh đồng nhuộm vàng cằn cỗi nấp sau rặng núi hùng vĩ,  màu xanh của hồ Pangong dần hiện ra như tiên cảnh bồng lai. Ơn trời, tôi đang đứng ở Pangong Tso là hồ nước mặn lớn nhất bang Jammu & Kasmir

7c8fdeee3306dd588417

Cảnh đẹp có thể khiến con người mất ý thức và khi đấy vô thức trỗi dậy, hú hét, cầm máy shoot liên tục, chạy lẹt bẹt tới bờ hồ, như điên như dại tay cầm máy, tay cầm điện thoại, tay cầm go pro shoot như chỉ cần tôi dừng lại cảnh đẹp này sẽ biến mất như cơn mơ , đến khi gió thổi 1 cơn thấm vào người tôi mới tỉnh táo và tin rằng. Tôi đang ở thiên đường trần gian

Thời tiết không ủng hộ cho lắm, vì lúc gần tới là đã có bão cát, tuyết rơi rồi, nên vừa tới nắng được có 1 lúc là tắt nắng==> màu nước cũng thay đổi nhanh chóng mặt theo luôn

a44463b28d5a63043a4b

Hồ Pangong dài 134km, diện tích 604 km vuông, trải dài từ Tây Tạng sang Ấn Độ, trong đó 60% diện tích thuộc về Trung Quốc. Đây là hồ nước mặn, trong hồ không có cá, không có động vật thuỷ sinh trừ động vật giáp xác cỡ nhỏ (như con tép siêu nhỏ). Tuy nhiên, trên mặt hồ lại rất nhiều chim, từ vịt trời đến con mòng, được nuôi sống bởi rong tảo mọc trong hồ. Đây là khu vực được bảo tồn do hệ động thực vật độc đáo và quan trọng trong vùng.6cc2164ef8a616f84fb7

cc8f02e1ef0901575818ce54c0b52e5dc003994c76676506beee50b009ff3e1af7782c90c2ce9b817b01bc5367bb89e5d0aac90057518cb962e73ba8ddc0909f4b77a529fc660fc41204f6ec18b241fd8c275728b3c05d9e04d1

Đây tạm gọi tiếng việt là mộ đá, tiếng anh là Tibet cairn. Mọi người vẫn đặt để nó như một nghi thức để cầu nguyện, giúp lời cầu nguyện của mình đến với thần linh bằng cách cân bằng những khối đá lên nhau tạo thành chóp, càng cao càng vững càng tốt. Nhưng đi sâu tìm hiểu, thì mộ đá thật ra bắt nguồn từ việc ngàn xưa khi băng qua đỉnh đèo, người xưa sẽ đặt những viên đá tạo thành một dạng mini stupa ( tháp hình chóp) để cảm ơn những vị thần đã giúp họ an toàn trong suốt chuyến đi, và cũng như một lời chúc may mắn cho tất cả những du khách đi ngang qua mộ đá này4353c45220bacee497abeb846d82896a67343e7b7b7e0b7def9501cb5884

Thật sự hồ rất đông, tôi chỉ muốn nơi nào đó thật xa để né tránh sự tấp nập ấy, và xếp đá, đi thật xa, ngồi thật lâu, nghe bản nhạc yêu thích, ngẫm về cuộc sống thật dễ thương. Cuộc sống đôi khi đơn giản chỉ là mỗi ngày thức dậy ăn gì, chơi gì, mặc gì, chụp hình thật nhiều còn mọi bộn bề thì đã ở cách xa mình rất xa rồif6e8653e81d66f8836c7ccb51579f1911fcf4680b9414d8ba963473d1e7266b3b6605288bcd6e5999a6d7039abd1458f1cc002203976e29e0cc0558ff75f84175fffb1a1e8eebb08f85515bdfbe3a2ac

Mọi thứ chỉ trong chốc lát thôi,  có khi mây che hết là nước hồ nghỉ.. xanh  chuyển xám, nên tôi dốc toàn lực để ra tay và sau đó mình quay lại Leh trong ngày. Nếu các bạn có thời gian thì nên ở lâu một chút nhé, cắm trại ở bên Hồ để ngắm hoàng hôn bình minh luôn, hơi lạnh nhưng chắc cũng đáng đó

Mọi thứ cứ ngỡ như giấc mơ, sự nuối tiếc khi không có quá nhiều thời gian ở nơi đây, chưa thoát khỏi AMS thì đã phải rời xa rồi. Mong rằng một ngày nào đó trong tương lại gần, tôi sẽ quay lại đây mùa nắng đẹp, sẽ khám phá hết Ladakh và vùng J&K này. Mong rằng lúc quay lại những mộ đá tôi dựng vẫn còn.

Chờ nhé Ladakh, Julley!!

 

Previous article
Next article

About Me

Mình là Kenly Trương, cô gái khởi nghiệp từ năm 18 tuổi với đam mê kinh doanh thời trang, yêu thích leo núi và du lịch. Với mình, còn trẻ phải luôn có khát vọng, phấn đấu và mỗi ngày trôi qua, mình mong muốn chia sẻ, làm được nhiều điều ý nghĩa.

Hãy cùng mình trải nghiệm những chuyến đi của tuổi trẻ. Vì tuổi trẻ đã qua đi thì sẽ không bao giờ trở lại và bạn phải sống như thế nào để không bao giờ nuối tiếc nhé.

Go For Youth!

Recent posts