Trải qua cung đường một bên vách núi, một bên là vực sâu thẳm, Bản Phùng hiện trùng trùng điệp điệp những thửa ruộng bậc thang đẹp như một Bức Tranh Mạ Vàng của Người La Chí.
Bản Phùng Ở Đâu?
Bản Phùng là xã một xã biên giới nhỏ vùng cao huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, Việt Nam.

Một Thiên Đường trên dãy Tây Côn Lĩnh mà ít du khách được đặt chân đến.
Từ thành phố Hà Giang, mất chừng 3 giờ để đến thị trấn Vinh Quang – thủ phủ của huyện Hoàng Su Phì. Từ đây, chạy xe thêm 30 km nữa mới đến được xã Bản Phùng.
Con đường từ Vinh Quang lên Bản Phùng mềm mại và uốn lượn như dải lụa nhưng độ cheo leo hiểm hóc thì khỏi bàn.

Với một bên vách núi, một bên là vực sâu thẳm khiến người lái xe phải tập trung cao độ, bù lại bạn có thể hướng tầm mắt ra trùng trùng điệp điệp những thửa ruộng bậc tháng đẹp như mơ.

Không có những thung lũng rộng như Cao Phạ hay Mường Hoa, ruộng bậc thang ở Bản Phùng nằm cheo leo trên những sườn núi dốc đứng. Cùng với Bản Luốc, đây là nơi có những thửa ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam.
Bản Phùng Nên Đi Thời Gian Nào?
Lúa ở Bản Phùng chín khá muộn so với những nơi khác – khoảng từ đầu đến giữa tháng 10 dương lịch. Thế nên, nếu trót lỡ hẹn với mùa vàng Tây Bắc, bạn đừng quá lo lắng, vẫn còn đó một Bản Phùng đang chờ.

Khung cảnh hiện ra ngoạn mục như bức tranh giữa mùa thu. Đặt chân đến đây, bạn sẽ bị cuốn hút ngay bởi những ruộng bậc thang mùa gặt, nắng trải vàng như giót mật, phong cảnh đẹp như trong truyện cổ tích. Rồi những lễ hội văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc, rất lạ, hoang dã và có sức cuốn hút kỳ lạ.
Đến Bản Phùng Nghỉ Ngơi Ở đâu?
Bạn nên ở Homestay La Chí Phong và Homestay La Chí Tài
Homestay La Chí Phong
Homestay La Chí Phong _ Bản Phùng _Hoàng su Phì Hà Giang.
www.homestaylachiphong.com
Phone :0983444295
https://www.facebook.com/lachi.phong.39
Homestay La Chí Tài
https://www.facebook.com/lachitai
Phone: 097 304 32 77
Ngoài ra bạn có thể xem một số homestay khác ở Map

Ruộng Bậc Thang Ở Bản Phùng
Năm 2012, ruộng bậc thang tại 6 xã của huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp chứng nhận Di tích Quốc gia. Đến năm 2017, có thêm 5 xã được bổ sung vào danh sách ruộng bậc thang nằm trong vùng di sản. Đến nay, toàn huyện có 2.196,4 ha ruộng bậc thang trong vùng di sản được bảo vệ.

Đó là những xã có danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang tiêu biểu, được xếp vào loại đẹp nhất Việt Nam với lịch sử trên dưới 300 năm, do đồng bào các dân tộc La Chí, Dao, Tày, Nùng… tạo nên bằng bàn tay lao động cần cù và óc sáng tạo. Người La Chí ở Hà Giang có khoảng trên 8 nghìn người, cư trú tập trung ở các xã Bản Phùng, Bản Díu và Bản Máy của các huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì…
Một lần đến Bản Phùng, bạn hãy cảm nhận sự kỳ vĩ của đất trời và bàn tay lao động siêng năng của bà con đồng bào nơi đây.
Đồng Bào La Chí Ở Bản Phùng
Sống ở Bản Phùng phần đông là người La Chí, những con người hiền lành như cỏ cây, không sõi tiếng Kinh nhưng rất hiếu khách. Họ luôn sẵn sàng đưa du khách về nhà, mời uống nước rễ cây được đun trong chiếc ấm đen kịt.
Người La Chí có nhiều tên gọi khác nhau như: Thổ đen, Mán, Xá… nhưng phổ biến nhất là La Chí, còn Cù Tê là tên gọi của dân tộc.

Những ngày ở Bản Phùng, bạn có thế thấy Phụ nữ La Chí không khi nào mặc trang phục của dân tộc khác mà tự tay dệt quần áo của mình.Với người La Chí, việc thêu thùa và may vá là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự khéo léo và chăm chỉ của người phụ nữ. Con trai La Chí khi chọn vợ cũng thường để ý những những cô gái giỏi việc khâu vá. Trang phục của người La Chí đơn giản, không cầu kỳ, tất cả đều nhuộm màu chàm. Đàn ông mặc áo 5 thân dài tới ngang bắp chân, quần lá tọa, đầu quấn khăn.

Dân tộc La Chí có nhiều truyện cổ, kể về tổ tiên của dân tộc là Hoàng Dìn Thùng, Pủ Lô Tô sinh ra các giống, các loài và dạy họ mọi phong tục tập quán cũng như giải thích sự xuất hiện các hiện tượng tự nhiên …
Đến Bản Phùng Ăn Tết Khu Cù Tê
Tết Khu Cù Tê của người La Chí có lịch sử lâu đời
Người La Chí định cư trên vùng núi cao, chủ yếu là phát nương làm rẫy, trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang mà mình khai phá. Vào dịp tháng 7 (Âm lịch), tiết trời mát mẻ, công việc của người nông dân ít bận rộn, các trưởng làng (Mổ Cóc) thường tụ họp nhau lại cùng tổ chức Tết Khu Cù Tê để tưởng nhớ Tổ tiên, cầu cho làng bản, gia đình ấm no hạnh phúc, cây lúa tốt tươi, mùa màng bội thu, đồng thời, truyền lại cho lớp cháu con các bài cúng của dân tộc mình.
Thời gian ăn Tết và nghi thức cúng bái Tổ tiên của người La Chí:bản Phùng ăn Tết từ ngày 17/7.
Bởi thế, đến Bản Phùng, bạn không những chiêm nhưỡng vẻ đẹp hút hồn của các thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh mà còn được chạm vào một vùng đất đậm đặc văn hoá bản địa.